top of page

CÂU CHUYỆN HỢP TÁC TRONG NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM

Đã cập nhật: 20 thg 8, 2023

“Hay là, mình hợp nhất Abivin – Logivan - Smartlog để hình thành một tay chơi đủ đẳng cấp cung cấp nền tảng Logtech phục vụ tối ưu hóa vận hành hoạt động Logistics ở Việt Nam?”

Đó là ý nghĩ loé lên trong đầu tôi khi đọc cuốn "Khởi nghiệp tinh gọn" của bác Eric Rise. Vì sao?


1. Ôn cố tri tân

Để tôi kể bạn nghe đoạn chuyện này. Năm 1998, Peter ThielMax Levchin lập ra công ty Confinity và ra mắt sản phẩm Paypal vào năm 1999. Cùng thời điểm đó, Elon Musk (giờ bác quá nổi tiếng nên không cần gắn link tham khảo) cho ra sản phẩm X.com (hiện nay bác Elon Musk đã đổi tên Twifter thành X) với chức năng hoàn toàn tương tự. Hai bên cùng đặt VP ở Palo Alto và chỉ cách nhau 4 dãy phố. Và cả hai công ty đã cạnh tranh nhau rất quyết liệt. Nhiều người làm việc trên 100 tiếng/tuần chỉ để gắn với mục tiêu muốn đánh bại bên kia và khẳng định vị thế duy nhất của mình.


May mắn thay, vào tháng 2-2000, trước áp lực bong bóng dot com có nguy cơ sắp nổ, hai bên đã chịu ngồi lại với nhau vào tháng 3/2000 và thương lượng một cuộc sát nhập 50/50. Làm nguội đi sự kình địch của cả hai sau sát nhập là một điều không dễ dàng, nhưng dù sao, so với những áp lực khác thì vẫn ổn. Với đội ngũ hợp nhất, họ cùng nhau vượt qua cơn khủng hoảng dotcom và xây dựng nên một công ty thành công như ngày nay. Phần hậu sau đó thì ai cũng biết rồi.. (đọc thêm về Paypal Mafia để hiểu vai trò của những người đã từng ngồi trong bàn đàm phán ngày đó)


2. Năm 2019: Bài học rút ra là gì?

Trong ngành Logtech (viết tắt của Logistics Technology) tại Việt Nam trong khoảng năm 2016-2017, có 3 công ty ra đời gần như cùng thời điểm với nhau. Sau 3 năm phát triển, hiện nay vị thế trên thị trường như sau:

  • Logivan: dẫn dầu về khả năng gọi vốn, kết nối với các quỹ nước ngoài, là ngôi sao sáng Startup ở Việt Nam trong mắt các quỹ ngoại. 7 triệu đô gọi được đến thời điểm này chỉ là khởi đầu. Lượng xe tải gia nhập mạng lưới Logivan hiện nay là hơn 20,000 xe tải (update đến cuối năm 2018).

  • Abivin: dẫn đầu về ứng dụng công nghệ AI trong logistics (theo góc nhìn của truyền thông thôi nhé, chuyện chuyên môn thì tính sau). Giải thưởng Startup Champion ở Mỹ là một bằng chứng cho thấy sự quan tâm của cộng đồng đầu tư quốc tế đối với Start up này.

  • Smartlog: dẫn đầu về giải pháp được khách hàng ưng ý (tạm gọi là Sale tốt) với hơn 50 DN đầu ngành: Sabeco, TH TrueMilk, Nutifood, P&G, Abbott, Thành Thành Công, Manuchar, TBS Logistics, Gemadept Logistic, Vinafco, Transimex, Brenntag,.. Đội ngũ Smartlog rất mạnh về sự am hiểu ngành, quan hệ rộng với cộng đồng doanh nghiệp, tính sáng tạo trong đưa ra giải pháp cực cao so với 2 đội còn lại.


Điều gì đã diễn ra: thành thật phải nói là các bên cũng chả ưa gì nhau, ví dụ như việc nhận xét về nhau trên sóng truyền hình Sharktank của bạn Cassie Nguyễn. Và sự cạnh tranh kéo theo tốn kém cho tất cả các bên, điều vốn rất xa xỉ với nguồn lực khiêm tốn của mỗi bên (ví dụ: mình đã tưởng Smartlog sẽ có hợp đồng làm Mobile Apps cho Tài xế cho khách hàng Tiếp vận Tân Cảng (SNPL) nhưng cuối cùng đơn vị thực hiện lại là.. Abivin, và đụng độ nhau trong một vài gói thầu TMS khác).


Điều gì sẽ diễn ra nếu chúng ta cứ như hiện nay: sẽ có một "ông lớn" (ví dụ: Mangbang, Uber, Rivigo, Grab, Go-jek, Oracle..) vào và thâu tóm dần từng công ty một hoặc sẽ tạo sức ép để kill bớt một trong 3 công ty. Điều này chả có gì khó hiểu vì người mua sau cùng cũng rất rõ ràng: quỹ Vision Fund của ngài mà-ai-cũng-biết-là-ai-đấy đã mua ổ phần của cả Uber và Grab và dàn xếp thế trận cạnh tranh để hai bên không còn đổ máu..


Vậy, nếu ta học bài học của Paypal + X.com, điều gì xảy ra nếu 3 công ty thỏa thuận hợp nhất vào thời điểm năm 2019:

  • Việt Nam sẽ có một Logtech startup đang có gần 30,000 xe tải và nguồn hàng từ top 50 doanh nghiệp có nhu cầu vận chuyển hàng đầu Việt Nam..

  • Việt Nam sẽ có một Logtech startup có nhiều ý tưởng sáng tạo và năng lực thực thi để giảm thiểu lãng phí trong chuỗi cung ứng cho không chỉ thị trường 500,000 doanh nghiệp ở Việt nam mà là hàng chục triệu doanh nghiệp trong khu vực Asean..

  • Việt Nam sẽ có ngay một Logtech startup đủ mạnh để thương thảo một cách đàng hoàng, vừa vai vế với những Top VC như Sequoia, Zhenfund, trước khi tính đến chuyện nói chuyện với Vision Fund.

  • Nguồn nhân lực tài năng của 3 công ty sẽ được phát huy ở mức cao nhất của nó, gạt bỏ cực kỳ nhiều lãng phí trong chuyện cố gắng ôm đồm và làm một mình.

  • Việt Nam chúng ta có quyền tự nào về Logtech Startup Unicorn ngay trong vòng 3 năm tới chứ không phải chờ đợi từng ông lớn lên.


Nhiều người bảo tôi “Bạn đang trong một thế trận mà The winner Take it ALL”. Tôi nghĩ khác. Tôi tin tương lai của Việt Nam sẽ rất sáng nếu chúng ta cộng tác cùng nhau. Phần trăm nhỏ lại trên một chiếc bánh bự hơn gấp mấy chục lần, tôi chọn cách này. Tôi tin rằng trong thâm tâm mỗi người như Cassie, Linh Phạm, Long, hay bản thân anh em Smartlog, chúng tôi có chung môt khát vọng “Chuyển hoá ngành Logistics Việt Nam", qua đó "Làm cho người Việt Nam mình tự hào trên tầm quốc tế!”. Khi chúng ta cùng mơ một giấc mơ lớn, mọi chuyện khác biệt còn lại chỉ là chuyện nhỏ! Vậy làm sao để các bên cùng bình tĩnh ngồi lại với nhau? Theo tôi, chúng ta rất cần vai trò kết nối của những người công tâm thật sự, có chung khát vọng vì một Việt Nam hùng cường.


Và Bạn biết không, ý tưởng của bài viết này bị vả vào mặt với nhiều luận điểm:

- Người Việt Nam với thói GATO thì làm gì mà hợp tác được

- Hợp nhất rồi thì Ai làm CEO? Mày tưởng chúng nó dễ dàng nghe lời ông K?

- Nói như em thì người Việt Nam đã thành công từ lâu rồi!

- Mày có phải chủ của SML đâu mà có tư cách đưa ra ý kiến này?

Và nó trở thành một câu chuyện để mua vui khi "trà dư, tửu hậu".



Ảnh: theo thứ tự từ trái qua phải: anh Mạnh iGap, anh Long Abivin, Khiêm Trần Buổi Sáng, chị Linh Logivan, anh Hùng TNN - chụp chung tại sự kiện họp mặt Anh em ngành Logistics năm 2021 tại Nhà hàng Mango, 118 Lê Duẫn, Hà Nội.
Liên kết phát triển trong ngành Logistics

Ảnh: theo thứ tự từ trái qua phải: anh Mạnh iGap, anh Long Abivin, Khiêm Trần Buổi Sáng, chị Linh Logivan, anh Hùng TNN - chụp chung tại sự kiện họp mặt Anh em ngành Logistics năm 2021 tại Nhà hàng Mango, 118 Lê Duẫn, Hà Nội. Ảnh do anh Huy - Tra-sas chụp.


3. Năm 2023: Bài học rút ra là gì?

Sau 5 năm, chúng ta cùng nhìn lại bức tranh ngành Logtech Việt nam xem có gì mới:

  • Số lượng doanh nghiệp trong mảng Logtech đã tăng lên gấp 3-5 lần. Có thể kể một số cái tên đáng chú ý: iGap, TKS, Ahamove, Ecotruck, GogoX, Ceta, VTgo, WR1, Best Express, Lalamove, Net Loading, Loglag, Phaata, Vinatake, Sanvanchuyen.. (Bạn không nhầm đâu, các ông Ahamove, Best Express đang đi bán phần mềm TMS tích hợp với đội xe giao hàng luôn roài). Đó là chưa kể các gã khổng lồ đã có mặt ở Việt Nam: Flexport, Twill by Mearsk, Freightos, và --> Bài học: Bạn không phải là người duy nhất nhìn thấy cơ hội và làm ra giải pháp, Bạn không làm người khác vẫn làm, Bạn làm chậm người khác qua mặt,..

  • Phía chủ hàng đã có nhận thức rõ về Logistics 4.0, đỡ mất thời gian "đào tạo", giờ họ chỉ hỏi: "Giải pháp giúp được gì, có đáng để sử dụng không?" còn "Ai làm?" thì không còn quan trọng nữa. Thậm chí, có những công ty có doanh số trên 1 tỷ usd đã tự lập công ty logistics riêng, tự lập đội tech với tham vọng cung cấp ngược giải pháp logistics ra thị trường (mình xin phép không nêu tên nhưng người trong ngành sẽ biết vì triết lý đơn giản: nếu chi phí logistics của công ty là 500 tỷ/năm trở lên thì lập luôn công ty logistics vừa làm cho mình vừa làm cho ông khác - doanh số 500+ tỷ/năm là không hề nhỏ trong ngành Logistics) --> Bài học: Khách hàng chỉ quan tâm là Vấn đề của họ có được giải quyết hiệu quả không? Lợi ích của họ đạt được là gì?.

  • 3 công ty ngày xưa giờ cũng đã lớn mạnh đáng kể, tuy nhiên, vẫn có những điểm yếu nhất định khiến giấc mơ Unicorn vẫn còn xa lắm. Có lẽ, Bạn sẽ thấm nhiều hơn nếu nói chuyện với anh Sơn Tiki, anh Hoài Giaohangnhanh,. Họ đã từng gọi vốn thành công lên đến con số trên 100 triệu usd và cũng đang vật lộn mỗi ngày với bài toán tăng trưởng. --> Bài học: Bạn chỉ thay đổi khi bị buộc phải thay đổi, còn nếu vẫn còn trụ được thì Bạn sẽ không thay đổi đâu.

  • Sau 2 năm thăng hoa với ngành Logistics toàn cầu (kéo dài từ 2021 đến nữa cuối 2022), ngành Logistics đang ở trong mùa đông. Nhà nhà "bật mode Sinh tồn". Bán bớt tài sản, cắt giảm nhân sự, giảm thiểu mặt bằng.. là những chọn lựa khó khăn phải đưa ra. Vẫn chưa thấy tia nắng le lói đâu nhưng ai cũng tin rằng bình minh rồi sẽ đến, quan trọng là ai sẽ còn đủ máu để trụ qua giai đoạn này.

Phát biểu tại Hải Phòng vào ngày 04/08/2023, Phó Cục Trưởng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, ông Trần Thanh Hải đã trình bày bài tham luận "LIÊN KẾT VÀ HỢP TÁC THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS" (xem file đính kèm bên dưới), chỉ rõ cơ hội, các mặt tồn tại và đề xuất giải pháp. Anh Hải - tóm gọn 4 chữ về Điều kiện để liên kết thành công: "NIỀM TIN - HÀNH ĐỘNG".


Vậy, Mình sẽ không giải thích vì sao cần hợp tác nữa, chỉ hỏi Bạn một câu "Bạn đã sẵn sàng để hợp tác - kể cả với đơn vị từng xem nhau là Đối thủ - hay chưa?".


Trân trọng và Yêu thương,





371 lượt xem1 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

1 Comment

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
Guest
Aug 18, 2023

Ông được cái chém gió chứ biết gì về chuyên môn ngu dốt suốt ngày đi la liếm hết người này đến người khác.

Like
bottom of page