top of page

GIẤC MƠ ĐEM GIẢI PHÁP LOGTECH VIỆT RA SÂN CHƠI TOÀN CẦU

Đã cập nhật: 6 thg 7, 2023




Giấc mơ đó, dù nhiều lần bị vùi dập, mình chưa từng từ bỏ. Sẽ đến ngày những cái tên sau đây được lọt vào danh sách Gartner Cool Vendor list bao gồm: Smartlog ABIVIN Freightek Việt Nam - Phần mềm quản lý Freight Forwarder @TKS IPI Technology, APE TECHS..


Và theo ĐỊNH LUẬT HẤP DẪN (LAW OF ATTRACTION) mình gặp được những người cùng mơ chung giấc mơ Logtech Việt đi ra sân chơi toàn cầu.


Vì sao ư?

1. Oracle Transportation Management System (OTM) có bao nhiêu khách hàng ở Việt Nam? Vì làm sao Oracle cạnh tranh được với Smartlog? Logtech? Hãy hỏi Thaco, hãy hỏi Sabeco, hãy hỏi DHL Supply Chain, hãy hỏi YCH, hãy hỏi FM Logistics.. Những tập đoàn hàng đầu trong và ngoài nước họ đâu có đơn giản để chấp nhận chọn một giải pháp TMS nội địa? Và hãy hỏi Abivin vì sao họ làm được giải pháp AI chia xe tự động đã bán ra khỏi thị trường Việt Nam?

2. Infor SCE, SAP EWM, JDA, HighJump, Mahattan.. đó là những cái tên nằm trong top 10 toàn cầu (Magic Quadrant) của Gartner về WMS. Vậy ở Việt Nam, các hãng phần mềm ấy có "xưng hùng, xưng bá". Xin thưa, hãy hỏi ở Việt Nam có bao nhiêu khách hàng sử dụng? (xin loại trừ các DN MNC buộc phải sử dụng theo định hướng chung của Tập đoàn). DN Việt Nam không phải là không có tiền để đầu tư, mà phần mềm nước ngoài quá đồ sộ, nặng nề, mắc mỏ, hỗ trợ chuối thì làm sao chiếm lĩnh thị trường?


3. Về phía Freight Management, có lẽ Cargo Wise là cái tên to trên thị trường quốc tế, nhưng ở Việt Nam xin hỏi ai đang dùng? Xin thưa là không quá 10. Còn thị trường FMS thì cũng chỉ vài DN đủ tầm làm SaaS. Và riêng Freightek, khi chưa có mình, đã chinh phục được 30+ khách hàng rồi.

Các hãng lớn thân mến, các anh có thế mạnh và rất nhiều tiền để đi mua rất nhiều công ty công nghệ, tích hợp thành bộ giải pháp tổng thể (one-stop-shop) nhưng người Việt Nam nhất định sẽ có tên trong Top 10 giải pháp trên toàn cầu theo domain cụ thể. Và nên nhớ, rất nhiều giải pháp phần mềm trên thế giới tại các Tập đoàn lớn luôn, có sự đóng góp âm thầm lặng lẽ của những kỹ sư CNTT NGƯỜI VIỆT NAM, TẠI VIỆT NAM VÀ NHIỀU NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI thông qua các hợp đồng Outsourcing. Năm xưa, ASUS, ACER cũng phải ẩn nhẫn với thân phận gia công để đến một ngày đưa thương hiệu của họ cạnh tranh sòng phẳng với Dell, HP, Compaq.. Mình vẫn chờ đến ngày đó!

Hôm nay, mình chính thức công bố cộng tác cùng anh em Freightek Việt Nam - Phần mềm quản lý Freight Forwarder hướng tới 2 mục tiêu trong 2022: 1) Thị trường nội địa: đưa con số khách hàng từ 30+ lên 100+. 2) Thị trường quốc tế: có ít nhất 5 khách hàng ở các nước khác sử dụng giải pháp của Freightek.


Mình là đứa điên nên cái role nó cũng tương ứng: GROWTH HACK. Mình chỉ có hai chọn lựa: THÀNH CÔNG HOẶC THÀNH NHÂN! Và hành trình chinh phục cộng đồng Freight Forwarder trên toàn thế giới xin được bắt đầu từ hôm nay: 25.03.2022.


p/s 1: Mình từng làm việc với các chuyên gia ở Gartner để hiểu cách thức một giải pháp đi ra thế giới nó phải như thế nào rồi, nên các chuyên gia đi trước góp ý thì em nghe, còn chuyên gia/hãng nào cố ý dìm hàng em thì em sẽ không khai debate đích danh luôn nhé.


p/s 2: Và nói luôn, nếu mình có mệnh hệ gì, hoặc bị truyền thông soi mói như vụ "Anh em nương tựa" thì những hãng phần mềm/đối tác triển khai ở VIệt Nam của họ trong list nói trên rất có thể có liên quan để cơ quan chức năng mời tham gia vào công tác điều tra.


p/s 3: Ở Việt Nam, mình tự tin am hiểu về WMS, TMS, FMS, IoT trong logistics, Robotics trong logistics, Procurement Management, Blockchain trong logistics, để có thể tư vấn cho khách hàng chọn giải pháp phù hợp nhất!


p/s 4: anh Nguyễn Thanh Sang là CEO của công ty Freightek Việt Nam là người trong ảnh.


Trân trọng và Yêu thương!

Tp.HCM 25.03.2022.

135 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
bottom of page