top of page

CẦN LẮM MỘT "NHẠC TRƯỞNG" CHO NGÀNH LOGISTICS Ở THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC

Đã cập nhật: 26 thg 6, 2023



Sáng hôm qua, 09/06/2022, tại Hội nghị "Tọa đàm quy hoạch phát triển ngành Logistics trên địa bàn Thành phố Thủ Đức", hơn 200 đại biểu đến từ các Cơ quan nhà nước, Doanh nghiệp, Chuyên gia đã tham gia góp ý sôi nổi cho đề án quy hoạch ngành Logistics trên địa bàn. Có rất nhiều thông tin hữu ích từ các Cơ quan chức năng, ý kiến đề xuất của các Doanh nghiệp để đóng góp cho Lãnh đạo Tp. Thủ Đức.


Mình rất tâm đắc bài chia sẻ của ông Hà Ngọc Sơn - Trưởng phòng Xuất nhập khẩu Sở Công thương TPHCM, đại diện Sở Công Thương trình bày định hướng quy hoạch khu vực đất dành cho Trung tâm dịch vụ Logistics. (ghi chú: năm 2019, mình là một thành viên trong ban dự án của Viện Logistics VLI để tham gia viết đề án "Đề án phát triển ngành logistics trên địa bàn TPHCM đến năm 2025, định hướng đến năm 2030"). Bài trình bày của ông Trần Việt Anh - Chủ Tịch hội Doanh nghiệp Tp. Thủ Đức cũng rất hay, thiết thực.


Mình có tham gia góp ý và chỉ đề xuất đúng một điều để giải bài toán "Ai làm?". Các ý tưởng đều hay, thông tin đều rõ ràng, chuyện nguồn vốn để làm hạ tầng cũng sẽ có nhiều người có nguồn, vấn đề là:

1. Về chức năng, Nhà nước đang quản lý theo ngành dọc: Công Thương, Giao thông vận tải, Tài Chính, Xây dựng, Y tế, LĐ-TB-XH,..

2. UBND các cấp quản lý theo địa giới hành chính (Quận 1, 3, Thành phố Thủ Đức,..).

3. Hoạt động logistics lại là chuỗi công việc liên quan đến nhau, xuyên qua nhiều địa giới hành chính và liên quan đến hầu hết cơ quan quản lý ngành dọc.

4. Chưa có một BAN CHỨC NĂNG chuyên cho dịch vụ Logistics và chưa biết ai quản lý.


Tham khảo các mô hình ở các nước khác, họ giải bài toán này bằng cách có các Chính quyền Cảng (Port of Authority) hoặc concept tương tự, rằng cơ quan liên ngành này chịu trách nhiệm cho ngành dịch vụ logistics nói chung. Tham khảo thêm: https://issf.vn/port-authority-la-gi/


Quay lại hành lang pháp lý, dịch vụ Logistics chỉ được đề cập đến trong Nghị định số 140/2007/NĐ-CP để hướng dẫn từ Luật Thương Mại năm 2005. Và mãi đến 10 năm sau đó, sau khi các cam kết WTO về logistics đã mở ra hết thì mới có Nghị định 163/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ logistics. Phải đến năm 2018, thi Đại học mới có Mã Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (Mã ngành: 7510605). Và văn bản mang tính "đột phá" cho sự phát triển của Ngành dịch vụ Logistics là Quyết định 200/2017/QĐ-TTg. Nhân sự của Cơ quan nhà nước vẫn cần thời gian để có thể hiểu hết tính "chuỗi" trong ngành Dịch vụ Logistics, nhân sự ngành Logistics có được sự công nhận, nhận biết một cách rõ ràng, và các Quy hoạch kinh tế cũng xem cơ sở Logistics như một phần thiết yếu trong vận hành thì khi đó, hai chữ Logistics mới thực sự được đặt để đúng vị trí!


Tóm lại, Hội thảo có rất nhiều thông tin hữu ích và mong rằng tinh thần quyết tâm từ các cấp lãnh đạo sẽ sớm được chuyển hóa thành hành động cụ thể trong thời gian tới. Kính chúc Thành phố Thủ Đức sẽ chuyển mình mạnh mẽ đúng với tiềm năng đang có!


P/s: Phần ý kiến của mình ở phút 02:22:22 https://www.facebook.com/watch/live/?ref=watch_permalink&v=586223752806522


Xin cảm ơn chị Chánh văn phòng HLA trong công tác tổ chức sự kiện thật sự chuyên nghiệp, gọn gàng!


Trân trọng và Yêu thương,


29 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
bottom of page