top of page

GEN Z: BỐ MẸ TUỔI 40-50 ĐANG KỲ VỌNG CON ĐIỀU GÌ?

Đã cập nhật: 3 thg 7, 2023



PHẦN 1: CÁC CON HỌC ĐẠI HỌC ĐỂ LÀM GÌ?

Mình có duyên may gặp và nói chuyện với không chỉ thế hệ Bố mẹ tuổi U50 và các bạn sinh viên nên lắng nghe được ở cả hai chiều. Vậy nên, trước mùa chuẩn bị tuyển sinh Đại học năm nay, mình chia sẻ để hy vọng các Bố mẹ cùng Các con có sự tỉnh táo hơn trong chọn lựa một trong những quyết định có ảnh hưởng rất lớn đến cả cuộc đời các Con sau này!


GÓC NHÌN CỦA BỐ MẸ

Mình thấy nhiều Bố mẹ hay có phương pháp chung là nhìn trong dòng họ xem có ai đang làm vị trí tốt trong xã hội thì hướng Con mình theo công việc đó. Ấy gọi lài "Học để thành công". Sản phẩm của chọn lựa này rất hên xui vì chả quan tâm mấy đến i) năng lực ii) sở thích của Con. Thế nêu, sau cơn sóng tăng trưởng của Ngân hàng giai đoạn 2004-2008, tỷ lệ sinh viên học ngành Ngân hàng tăng rất cao dù trước đó thì ế lắm, và chuyện dư thừa mùa này sẽ dẫn đến hậu quả nhiều Cử nhân Ngân hàng thất nghiệp khi môi trường không còn thuận lợi.


Một số Bố Mẹ khác có điều kiện khác thì lại có khuynh hướng không áp lực, cho con tự do lựa chọn, nhưng lại cũng không sâu sát với thời cuộc nên không tham vấn kịp thời cho con. Các Bố Mẹ này không theo dõi diễn biến về công nghệ, kinh tế, khởi nghiệp nên "khoán trắn" cho con, thành ra, lại thêm một trường hợp đau thương là Con đi du học nước ngoài, qua đến nơi thì mới gặp rất nhiều khó khăn do chưa chuẩn bị đầy đủ, và gặp thất bại, và lại chưa chuẩn bị tâm lý để xử lý thất bại, và sinh ra nhiều hậu quả tồi tệ hơn, làm uổng công đầu tư của Bố mẹ. Lúc này chắc chẳng còn ai dám hướng con mình học ngành Dầu khí, dù rằng Ngành này từng có một khoản thời gian vàng son!

Bố mẹ nào cũng đều dành tình yêu thương cho Con bằng cách tích lũy, dành dụm, chăm lo chuyện Ăn - Học. Nhưng có rất ít người chuẩn bị để làm chuyện CHƠI CÙNG CON - LÀM CÙNG CON. Và chuyện này chỉ phản ánh hậu quả ở 5-10 năm tới. Vậy, chúng ta cho Con mình học ĐẠI HỌC là để làm gì: Có một cái nghề? Bệ phóng cho Tài năng phát triển? Hay chỉ là cho giống với Con nhà người ta?

GÓC NHÌN TỪ CON CÁI

Với nhóm học sinh đang giai đoạn chọn trường thì cũng nhìn ngắm trong xã hội coi nghề nào "việc nhẹ, lương cao, dễ làm" để theo đuổi. Trong cộng đồng về logistic lớn nhất nhì Việt Nam (hơn 40k thành viên), không ít em cấp 3 có câu hỏi rất chung "Em rất thích ngành logistics. Em xin hỏi học ngành này ra có thu nhập cao không?". Và trong các chương trình tư vấn tuyển sinh, không ít câu hỏi như vậy được đặt ra cho các ngành nghề phổ biến như Kinh tế, Quản trị kinh doanh; Marketing.. Nghĩa là tiêu chí để quyết định chọn lựa cho Ngành là Kết quả công việc có Ổn không.

Với nhóm năm nay sẽ THI ĐẠI HỌC, mình được biết các bạn chọn trường thật ra là hên xui vì không tự tin khả năng đậu, nên chỉ tập trung học một Khối (ví dụ Khối A, B, C..), cày bừa thật chăm chỉ để đáp ứng chỉ tiêu quan trọng nhất "Phải đậu Đại học", không dành thời gian của giai đoạn cấp 3 cho hoạt động xã hội, ngoại khóa, trau dồi tiếng Anh. Và hệ quả của việc học này là bạn Đậu vào ĐẠI HỌC nhưng bắt đầu hành trình HỌC ĐẠI vì vô rồi mới biết là không đúng với kỳ vọng, năng lực của bản thân. Cánh cửa Đại học vô tình lại là Gánh nặng gì các Con xuống trong chọn lựa của mình. Mình có quen một bạn du học ở Úc được 2 năm và đã 3 lần xin đổi chuyên ngành vì không phù hợp. Mình rất cảm thông với Bạn và cũng phục bạn ở sự dũng cảm, vì Bạn không dối lòng khi biết thứ mình học không đáp ứng mục tiêu của mình.

Với những bạn sinh viên đại học đang VINH DỰ KHOÁC ÁO ĐẠI HỌC, mình thấy nhiều bạn rất chi nhút nhát, rụt rè, không dám dấn thân, không dám ra quyết định, e ngại chuyện đi thực tập hay đi kiếm việc làm thêm. Rất nhiều bạn đi thi học bổng Amcham mà vẫn mặc trang phục quần xanh áo trắng trong khi đã biết rõ tiêu chí Nhà tuyển dụng muốn gì. Rất nhiều bạn sinh viên chưa trả lời được rõ ràng và rành mạch vì sao mình chọn Ngành này, Trường này. Có bạn hỏi Thầy "Thưa Thầy, tại sao mình phải học Toán Cao cấp 1-2-3-4 trong khi chuyên ngành thì học về Kinh tế?" Và câu trả lời của Thầy Cô chỉ là một nụ cười trừ. Có vẻ sự ngoan hiền, lễ phép, vâng lời là mô thức được đào tạo và phổ biến nên các bạn đã đánh mất sự tự tin và quan điểm, lập trường riêng.

Vậy thì, Các bạn học Đại học để làm gì: để trả ơn Ba Mẹ? để có một tờ giấy nộp vào khi đi xin việc? hay để cho Giống với số đông? hay để làm Trụ cột cho một gia đình?


KẾT LUẬN

Những quan sát trên phản ánh suy nghĩ chung của nhiều thế hệ Cha Mẹ thế hệ U50 hiện nay là thích Con mình có một sự an toàn, yên tâm chứ chưa dám nghĩ đến chuyện nói về Đam mê, Sự đóng góp cho xã hội hay Khơi dậy một ước mơ cao hơn về sự giàu có.

Thế nên, "Giấc mơ con đè nát cuộc đời con". Chính vì sự muốn an toàn, an nhàn của Cha Mẹ đã vô tình triệt tiêu năng lực tìm tòi, khám phá và vượt lên chính mình của Các Con, đưa Con vào một quỹ đạo rất chi ổn định, trong tầm kiểm soát nhưng chắc chắn sẽ giới hạn đi nhiều chọn lựa cuộc đời.

Thứ chúng ta sẽ không bao giờ kiểm soát được là MÔI TRƯỜNG, còn thứ chúng ta có thể rèn luyện được là sự THÍCH NGHI. Việc nào cũng đáng quý, nghề nào cũng đáng trân trọng. Chọn lựa là sự hài hòa giữa nhiều yếu tố như khái niệm IKIGAI của người Nhật.

Quay lại chủ đề trên, mình nghĩ Bố Mẹ và các Con nên quay lại để nghiêm túc trả lời Câu hỏi: Con muốn gì? Con giỏi cái gì? Ngành nào được đánh giá cao trong 10-15 năm tới? Áp lực cạnh tranh của Ngành ra sao? Mình nghĩ các chị làm Coaching sẽ có vai trò rất lớn trong chuyện góp phần giúp các Con định hình được con đường đi của mình một cách tốt nhất, y như cách mình cần Coach trong các lĩnh vực mình còn mù mờ.

Thà đầu tư vào lúc này các Bố Mẹ ơi, còn hơn 10 năm sau lại phải đi giải bài toán "Chết cha, con học sai ngành rồi, giờ làm sao?".

Thân tag các chị Coach mình biết và rất tin tưởng Mai Trinh Linda Nga

P/s: ảnh có chút liên quan.

3 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
bottom of page